Năm 1942 tôi ở Hà Nội với chị tôi, tối nào học
xong tôi cũng vùi đầu đọc sách đến khuya. Đọc sách là thói quen, là
nguồn vui của tôi. Một hôm chị tôi mang về ba tập Sách của Thằn lằn[1], bảo tôi:
-Cậu đọc mà xem,
sách rất hay.
Tôi lướt
qua vài trang và mê ngay các bài viết theo thể
tùy bút vừa
đầy chất thơ vừa nhiều triết lí sâu sắc. Ngay các đầu
đề cũng mời gọi suy ngẫm về tình người, về cách sống: Gieo rắc niềm vui- Hãy có nghị lực sống giản dị- Để bản thân ta là một tác phẩm nghệ thuật- Hãy phụng sự Tổ quốc- Đau khổ ơi mi có thể đến cùng
ta…
Một tối đang mê mải đọc tập 2 thì có tiếng gõ cửa, tôi ra
mở và mừng rỡ gọi:
-
Chị
ơi, Nghĩa đây này!
Nghĩa hơn tôi ba
tuổi là con gái đầu lòng ông chú thứ năm. Hồi 1939 ở Nam
Định thấy tôi lủi thủi một mình
giữa người dì ghẻ đanh ác và ông bố dữ đòn Nghĩa thường đến quấn quít bên tôi, nấu nước xông khi tôi cảm sốt, xoa bóp khi tôi
bị bố
đánh đau. Bên hàng xóm có Hạnh, học trên ba lớp tôi hay
sang nhờ giải toán, môn tôi rất dốt. Có hôm anh hỏi tôi:
-
Đầu em có hai cái bướu toán học mà sao em kém toán thế?
-
Vì
em ghét toán, không muốn học.
-
Sao lại ghét?
-
Khi thầy ra một đề toán, cả lớp đều tìm ra một đáp số y hệt nhau. Còn khi xử lý một đề văn, trong lớp có bốn mươi người
thì có bốn
mươi cung bậc cảm xúc khác nhau. Đọc các bài văn
có thể thấy trong đó có những con người. Đọc các bài giải
toán thì chẳng có gì ngoài những con số khô khốc. Vì thế em ghét toán.
Hạnh cười độ lượng:
-
Nếu chỉ có văn học không thôi thì chúng
ta không sống được mà phải có
toán học nữa. Không có toán học nhân loại không thể phát triển từ
trạng thái mông
muội lên trình độ hiện nay và cao hơn được.
Những cuộc trò
chuyện ấy làm hai chúng tôi dần dần mến nhau. Đã thế Hạnh lại có tài thổi
harmonica. Chiều chiều khi tiếng kèn bay sang, dù đang làm
gì tôi cũng
bỏ đấy lắng nghe. Chiếc kèn chỉ có hai mươi bốn
lỗ nằm gọn trong lòng hai bàn tay mà như cả một dàn nhạc hòa tấu. Có tiếng sáo dìu dặt, tiếng trống rộn ràng và tiếng dương
cầm thánh thót,
tiếng vĩ cầm nỉ non. Nghe
thật sướng tai!
Và từ
lúc nào không biết, tiếng harmonica trở thành niềm
mong đợi, nỗi nhớ nhung của Nghĩa, nó làm em tôi thổn thức, lúc như định hát vang lúc như
muốn khóc thầm. Hôm tôi hỏi em thích bài nào nhất, Nghĩa đáp:
-
La Paloma2. Nó đưa em vào
một cuộc sống thật đẹp chỉ có trong ước mơ.
Những nốt nhạc đầu vừa cất lên, Nghĩa đưa mắt nhìn tôi xin phép rồi thoăn thoắt chạy sang.
Có bữa thấy em đang dở tay giặt
quần áo chưa đứng dậy,
tôi nhắc:
- Kìa, La
Paloma!
Bản nhạc đằm thắm ấy
đang ngân nga bỗng tắt lịm: Hạnh đột ngột ra đi trong nạn
dịch đau màng óc tàn sát dân miền Bắc những năm 1940-41.
xxx
Tối ấy Nghĩa đến
với chị em tôi sau thời gian dài không gặp nhau.
Chị tôi và Nghĩa
tâm sự nhỏ to rất lâu. Lúc đầu tôi không để ý nhưng dần dần câu chuyện của
Nghĩa lôi cuốn tôi.
…Đầu năm 1942 hiệu
trưởng Trịnh Thị Thục mách Nghĩa một chỗ làm. “Công việc chả có gì nặng nhọc: dọn dẹp các phòng, nhận thư từ, thỉnh thoảng
ghi chép đôi ba chữ, tối nào chủ tiếp khách thì cùng tiếp với chủ. Lương tháng ba
chục.. Ngon quá! Lương ông phán tập sự chỉ có hai mươi bốn
đồng thôi nhé!“
------------------------
1Livre de Lézard: của bà
Aimée Degallier Martin sinh ở Matx-cơ-va, mẹ Nga bố Thụy Sĩ, sống và
hoạt động hướng đạo ở Genève dưới Tên Rừng Thằn Lằn.
2 Sebastian Iradier nhạc sĩ Tây Ban Nha sáng tác năm 1863 khi
thăm Cuba trở về. Sau gần 150 năm người nhiều nước Nam Mĩ, châu Âu, Philippin
và nhiều nước khác vẫn say sưa hát bài hát ca ngợi tình yêu thắng
cái chết. Được ghi vào Guiness với thành tích :
dàn đồng ca đông nhất (88 600 người) hát ở Hamburg (Đức) ngày 9 tháng
5 năm 2004.
xxx
Bố mất sớm, mẹ quặt quẹo luôn mà phải nuôi một đàn con nhỏ
nên lâu nay Nghĩa vừa đi học vừa làm đủ nghề kiếm thêm tiền chợ cho mẹ. Nghe lời
hiệu trưởng bùi tai, ngay tối thứ Bẩy tuần ấy Nghĩa đến làm cho lão hói. Đúng là công việc chẳng có gì, loáng một cái là xong. Đêm
đến, Nghĩa khóa trái cửa ngủ trong căn phòng sực mùi nước
hoa. Hôm
sau Chủ nhật ngồi đọc báo. Trong nhà có
một đống báo, nhiều nhất là những tờ
khiêu dâm Paris Magazine, Sex-Appeal.
Chín giờ sáng thứ Hai lão hói về, đưa một xấp tiền.
- Tôi ứng trước tiền lương cả tháng và một khoản prime 3..à không, một primeur 4 vâng, đây là quả ngọt đầu mùa cô hái trong
vườn cây trái của tôi.
Nghĩa chưa bao giờ làm ra nhiều tiền thế, bàn tay cầm năm chục đồng run lên
không giấu nổi.
Thứ Bẩy tuần sau, tối mịt lão hói vẫn
chưa về. Ngồi một mình trong căn phòng tĩnh mịch Nghĩa cảm thấy cô
đơn, muốn có người trò chuyện cho đỡ buồn.
Lúc khuya lão hói
cầm một bó hồng bước vào:
-Tôi định thuê một người giúp việc loàng xoàng nhưng lại được một nàng tiên. Trước kia tôi nghĩ chỉ các thi sĩ mới cần
yên-sĩ-phi-lí-thuần5, bây giờ mới biết các nhà kinh doanh cũng rất cần Nàng Thơ.
Lão đặt lên bàn
mấy
chiếc đĩa hát.
- Lùng mãi mới mua được mấy đĩa hay, mời cô nghe thử.
Sau một mặt đĩa, lão nói:
-Khách của tôi rất thích khiêu vũ. Cô mà biết nhẩy đầm thì
các bữa tiệc của tôi sẽ bội phần hấp
dẫn. Tôi sẽ làm lễ đặt vương miện hoa hậu lên mái tóc mây của cô. Nào, đi thử vài bước tăng-gô xem sao ... Thế,
thế, dễ thôi, phải không nào? Bước đi tự nhiên của cô đã
là một vũ khúc mê hồn rồi.
Lúc ngồi nghỉ, lão rót cốc rượu đầy tràn:
- Uống đi, em. Uống xếch mới khoái, rượu này mà cu-pê
thì chẳng còn thú vị gì. Nó sẽ đểnh đoảng như một cuộc tình không trọn vẹn.
Lão dìu Nghĩa đứng lên. Đĩa hát thủ thỉ: Ce soir tout vibrant d’espoir, Avec des millions je vais
pouvoir serrer dans mes bras Celle qui toujours m’avait refusé son amour 6(Tạm dịch: Đêm nay, lòng xốn xang hi vọng,
Có trong tay nhiều triệu triệu
đồng, Tôi sẽ được ôm người trong mộng, Người bấy
lâu một mực nói Không). Theo điệu
nhạc, hai cặp đùi miết vào nhau càng lúc càng khít, vòng tay ôm lưng Nghĩa càng ghì chặt, bàn tay mơn man trên
vai Nghĩa
càng mạnh dạn, càng tò mò. Ôi, cái men rượu quái quỉ, vị ngọt nồng
nàn của nó làm toàn thân lịm đi, Nghĩa thấy mình chơi vơi, bồng bềnh, vẫn tỉnh
đấy mà như đã mê, trong đầu óc tái hiện những thân hình trần trụi trong những tư
thế cháy bỏng trên
báo… Lát sau Nghĩa chỉ còn hành động theo bản năng, lúc đầu là bản năng tự vệ của cô gái
trong trắng muốn ngăn cản những thăm dò táo tợn, sau đó một bản năng khác ở
tầng sâu hơn chợt thức dậy rồi bùng lên mãnh liệt xua tan bản năng thứ nhất,
làm Nghĩa rạo rực, điên dại…
Tỉnh dậy Nghĩa hất đùi lão hói gác trên người, ôm mặt khóc. Lão hấp háy cặp mắt ngái ngủ, càu nhàu:
-
Sao mà khóc hử em? Chúng mình thỏa
thuận rồi mà…Đừng khóc nữa, trái lại em phải mừng vì đã thoát khỏi sợi dây trói
buộc của trinh tiết. Từ nay tha hồ tự do, thoải mái. Hay là em sợ…Anh đã giữ
gìn rất cẩn thận rồi, đừng lo.
Nghĩa giang thẳng tay giáng một cái tát khiến lão hói nhắm tịt cả hai mắt, loạng choạng một lúc. Qua phút
choáng váng lão giơ má bên kia:
-
Nữ hoàng yêu quí hãy cho má bên này một cái tát để nó khỏi tị với bên kia.
Câu chuyện Nghĩa
kể với chị tôi đêm đông năm 1942 ấy kết thúc bằng tiếng khóc “Em chỉ muốn chết
thôi, chị ơi!” Chị tôi vỗ về khuyên giải rất lâu, cuối cùng chị bảo “Em mang quyển
này về đọc. Nó sẽ giúp em thấy ý nghĩa cuộc sống”. Chị đưa tập 1 cuốn Sách của Thằn lằn cho Nghĩa.
-------------------------
3 Prime: tiền
thưởng.
4 Primeur: quả đầu mùa.
5 Inspiration: cảm hứng.
6 Lời bài hát Những
triệu bạc của Arlequin của nhạc sĩ Riccardo Drigo trong vở ba-lê của Marius
Petipa.Trình diễn lần đầu ở St Pétersbourg năm 1900, ở New York năm 1965.
xxx
Ba năm sau, năm
1945. Xế chiều ngày thứ 5 cầm hơi bằng nắm cơm Khất thực tôi đến Lò Sũ bàn công việc với cơ sở rồi đi quan sát tình hình quanh phố hàng Dầu, hàng Bạc đến Lương Ngọc Quyến.
Phố này có những đoạn sáng rực đèn nê-ông, ồn ào tiếng nhạc tiếng cười, nồng nặc mùi cà-phê, thuốc
lá. Nhiều “hiệp sĩ” đảo Phù Tang gác kiếm trên bàn vênh bộ mặt hầm hầm như sắp nhẩy bổ vào cuộc chém giết…Trong một phòng trà các nhạc công đang nhún nhẩy tấu bài Tô Châu Dạ khúc, phòng
kế bên một nữ ca sĩ hát bài Shina no Yoru (Đêm Trung Hoa), phòng phía bên kia một
cô hát Thiên thai của Văn Cao. Phần đông khách hàng là nguời Việt, kẻ ngửa mặt
cười hô hố, kẻ trầm lặng ngoáy tách cà-phê chăm chú như bới tìm một cái gì trong ấy. Tiền? Gái? Hay máu?
Đâu đó từ dẫy
phòng trà phía xa chợt vọng tới bài La Paloma. Tôi rảo bước về phía ấy, đứng dựa vào cột
đèn bên đường thả hồn theo bản nhạc đang vực dậy vô vàn kỉ niệm tưởng đã vùi sâu trong quên lãng…
Đang đắm mình
trong suối nhạc thì một người từ trong nhà chạy ra:
-
Anh! Anh đây rồi! Vào đây, anh!
Tôi
giật
mình nhìn cô gái:
-
Nghĩa đấy à?
Nghĩa lôi tôi
vào nhà, vẫy tay gọi một cô trẻ măng:
- Hai cốc sữa!
Nghĩa hơi đẫy ra, trông càng đẹp hơn xưa, vầng trán thẳng tạo nét hơi ngang tàng nhưng nhìn kĩ vẫn thấy vẻ thùy mị toát ra từ đôi mắt đen rợp bóng hàng mi dài.
- Em làm thuê
ở đây à?
- Ứ
ừ, bà chủ đấy ạ!
- Giỏi
quá! Em kiếm đâu ra nhiều vốn thế?
- Của thiên hạ
tất. Em có đồng nào đâu.
Nghĩa khuấy sữa trong cốc tôi, tiếp:
- Nhiều thằng bị em cho vào xiếc, khuynh gia bại sản nhưng vẫn cứ quì xuống mà dâng tiền cho
em. Tội gì không cầm, phải không anh? Em thù chúng nó suốt đời.
- Em chưa lấy chồng à?
- Chồng với con làm gì cho mệt. Vớ phải thằng đểu, nó sẽ hành mình đủ điều khi mình bị trói chặt vào nó. Em chả dại.
Vẻ dịu dàng chuyển thành sắc sảo nanh nọc, như thể Nghĩa vừa đeo lên chiếc mặt nạ khác.
- Mở phòng trà có sống được không?
- Cũng đủ tiêu. Khách toàn là bọn chợ đen
lúa gạo, vải vóc, thuốc men, bọn nhà thầu xẻ gỗ, dệt đay cho Nhật.... Chúng nó làm giầu rất nhanh tiêu tiền như rác…
- Ừ...nhưng dân thì chết đói đầy đường.
- Em biết. Nhưng mình
làm gì được hử anh? Thôi thì chúng nó cướp của dân một trăm, mình tìm cách lấy đi của nó dăm bẩy đồng. Mình tiêu và ủng
hộ quĩ cứu tế, đoàn Khất thực để cứu giúp đồng bào. Tháng trước
em đã góp hơn một trăm, tháng này em sẽ tăng lên gấp rưỡi. Nhưng không nói chuyện ấy nữa, em bàn với anh chuyện này cơ.
- Chuyện
gì?
- Anh về đây, trông phòng trà hộ em. Lời lãi chia đôi
nhưng
anh không phải góp đồng vốn nào. Anh khỏi chật vật mà em cũng đỡ vất vả, chả còn nghỉ ngơi chơi bời gì được. Sống mà cứ quanh năm
đầu tắt mặt tối kiếm tiền thì chán lắm…Nhưng cái chính là em muốn anh có chỗ ăn
chỗ
nghỉ tươm tất. Anh gầy yếu, xanh xao lắm. Đừng quên anh là cháu đích tôn của họ nhà mình.
Nghĩa mở to đôi mắt bắt đầu ngấn nước nhìn tôi. Tôi giấu xúc động, nói đùa:
- Hay
quá! Thế
là anh sắp giầu to rồi. Mỗi tháng có được dăm
bẩy chục, một trăm không?
- Một trăm là thế nào? Vài ba trăm là ít!
- Thế
cơ à? Nhưng anh bận lắm, không cáng đáng
nổi đâu.
- Hôm nào bận anh cứ đi việc của anh, việc cửa hàng em sẽ lo.
- Việc của anh thất thường lắm, bận hàng tuần, vài ba tuần cũng nên. Trông hàng cho
em mà đi biền biệt thì chỉ ba bẩy hăm mốt ngày là sập tiệm.
Nghĩa tủm tỉm:
-
Em biết anh bận gì rồi...Bận đi làm Việt Minh phải không?
Tôi mắng yêu:
- Nói bậy. Định đưa anh vào tù
à?
- Lại còn chối! Bây giờ những người như anh
đều đi Việt Minh hết.
- Như anh là như thế nào?
- Cứng đầu, khí khái, không chợ đen chợ vàng và...không một xu dính túi!
Nhưng thôi, đấy là việc của anh, em không dính dán. Chỉ
biết là em quí anh,
em thương anh nhiều, thế thôi.
Hai anh em ngồi im một lúc lâu, tận hưởng hơi ấm tình máu mủ lâu lắm mới
lại tìm
thấy.
Nghĩa lên dây
cót máy hát. Bài La Paloma dịu dàng cất lên.
-
Dạo này các phòng trà đều thuê ban nhạc đến chơi bài của các nhạc sĩ Phù-tang để kéo bọn Lùn. Em thì tối nào cũng mở La Paloma vài lần. Để làm gì, anh
biết không? Để may ra anh có đi gần đây nghe thấy thể nào cũng tìm đến. Chim trời cá nước,
biết anh ở đâu mà tìm, em chỉ còn biết cầu may. Thế mà kéo được anh về rồi đấy! Tài không?
Tôi trìu mến
nhìn em, thấy thương nó quá. Về ở với nó mình sẽ được sống yên thân, có người
chỉ bảo nó sẽ phát huy được mặt tốt, sẽ sống có ich hơn. Nhưng trong hoàn cảnh
của tôi, chuyện ấy thật viển vông!…
Lúc khuya khuya, tôi đứng
lên.
-
Anh phải về, Nghĩa ạ.
Nghĩa níu
lại:
- Thế này vậy nhá: cứ
dăm bữa nửa tháng anh lại đến,
cần gì em sẽ lo.
- Ừ, anh sẽ đến.
Nghĩa mở ngăn
kéo:
- Hôm qua đầu
tháng em dồn hết tiền đưa mợ em, chỉ còn hai mươi ba đồng bán hàng hôm nay. Mươi
ngày nữa anh đến em sẽ đưa thêm. Nhiều chẳng có chứ mươi lần từng này chẳng là
cái gì, anh đừng ngại.
Nó nhét hết vào
túi tôi.
Trên đường về, tôi suy
nghĩ rất nhiều. Liệu tôi có đưa được Nghĩa
tới một cuộc sống tốt đẹp không? Chắc được. Tuy có những ý nghĩ tiêu cực nhưng nó vẫn có lòng thương người, căm ghét những kẻ làm giầu trên đau khổ đồng loại.... Sẽ bảo nó mua “Tín phiếu Việt Minh”, ủng hộ quĩ “Mua sắm vũ
khí” rồi sẽ hay…Trước
mắt, hãy vui vì từ nay mình là “nhà cách mạng quí tộc” rồi, không phải ăn cơm
Khất thực nữa. Mình lại về ở với anh Tám, chia sẻ với anh số tiền rủng rỉnh sắp
có đều đều.
…Căng mắt nhìn ra
xa thấy túp lều anh công nhân bến Phà đen vẫn in bóng lờ mờ trên nền trời xám, tôi
mừng khấp khởi. Nhưng vào trong lều sờ thấy bếp lạnh ngắt, trên ổ rơm không có
tấm chăn chiên…tôi chạy bổ xuống xưởng đúc đạn. Cổng xưởng đóng kín, dưới ngọn
đèn điện tù mù một tên lính Nhật cầm ngang súng đứng gác. Mấy chú nhóc tha
thẩn gần đó cho biết hai ngày trước đây toàn bộ thợ đã bỏ đi, xưởng phải đóng
cửa.
Chắc các anh theo
anh Tám đi Việt Minh hết rồi.
Và đang đúc “những quả đạn bắn đâu trúng đó“ cho quân Giải phóng Việt
Nam!
SĐM
SĐM